Công việc của một phóng viên chuyên mục sức khỏe cho tôi cơ hội tiếp xúc với nhiều người bệnh ở những hoàn cảnh khác nhau. Điểm dừng chân trong chuyến đi lần này là Nhà thuốc Ngọc Khánh - Số 363, tổ 4, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên - tại đây chúng tôi được gặp gỡ anh Hoàng Cương – là một bác sĩ, giảng viên Đại học Y Thái Nguyên nhưng đồng thời cũng là bệnh nhân tiểu đường - anh đã rất nhiệt thành chia sẻ với chúng tôi về những trải nghiệm quý báu của mình trong cuộc chiến lâu năm với căn bệnh này.

Khi giảng viên y khoa bị bệnh tiểu đường!

Để đến được nhà anh, chúng tôi phải vượt qua chặng đường gần 200 km. Nhìn ngôi nhà khang trang và sạch sẽ, chúng tôi khá lo lắng chủ nhân của nó có thể là người trầm tính khó tiếp xúc. Nhưng mọi nghi ngại tan biến rất nhanh khi chúng tôi gặp anh - một giảng viên trẻ tuổi với tính cách sôi nổi và thân thiện của Đại học Y Thái Nguyên. Biết chúng tôi là các Dược sĩ có nhiệm vụ đi thu thập những kinh nghiệm hay trị tiểu đường để cùng chia sẻ cho những người bệnh khác, anh đã coi chúng tôi như đồng nghiệp thật sự và dốc lòng chia sẻ câu chuyện của mình...

Câu chuyện của anh giảng viên y khoa Hoàng Cương...

Bản thân là người trong nghề y nên anh rất ý thức về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhờ vậy năm 2009 anh sớm phát hiện bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết 7,8 mmol/l. Là người trong ngành, dù không tránh khỏi những lo lắng, anh vẫn bình tĩnh tự tìm cho mình  biện pháp ổn định lại đường huyết - bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt mà chưa cần sử dụng thuốc. Mặc dù vậy, sau vài tháng kiểm tra lại, đường huyết của anh đã dần trở lại mức bình thường, sức khỏe ổn định, anh yên tâm tình trạng của mình mới ở giai đoạn rối loạn ban đầu và đã được điều chỉnh đúng hướng. 

Thấy sức khỏe đã ổn, rồi vì những lo toan, tất bật của cuộc sống, bẵng đi một thời gian, anh dường như "quên mất" căn bệnh của mình. Cho đến năm 2011, các triệu chứng ăn nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều đột nhiên xuất hiện rầm rộ anh mới giật mình và đi khám lại - quả nhiên chỉ số đường huyết khi đó đã là 7,4. Lúc này việc điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần không còn hiệu quả, cùng với sức khỏe giảm sút, anh bắt đầu phải tự kê thuốc cho chính bản thân mình. Sau vài lần phải điều chỉnh liều và loại thuốc tây vì đáp ứng không tốt, anh dừng lại với hai viên Diamicron 30g vào buổi sáng và 2 viên Siofor 500mg vào buổi trưa và tối. Với chế độ này mặc dù đường huyết có giảm nhưng vẫn ở mức trên 7mmol/l. Thêm vào đó, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa cũng thường xuyên gặp phải do tác dụng không mong muốn của việc sử dụng thuốc hóa dược.

Thực sự ấn tượng khi đưa được đường huyết về được mức 5,6!

Là một giảng viên khoa Dược, anh biết đến tiềm năng vô hạn vẫn chưa được khai thác hết của các thảo dược trong việc kiểm soát đường huyết, vì vậy bên cạnh liệu pháp tây y, anh luôn tìm kiếm những giải pháp thảo dược khác nhau để trị bệnh, nhằm ổn định đường huyết lâu dài và hạn chế tác dụng của thuốc tây, tránh biến chứng. Thêm vào đó, là một chủ nhà thuốc, anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại sản phẩm đông y dưới dạng thực phẩm chức năng, anh cũng đã dùng thử vài sản phẩm nhưng hiệu quả không thực sự rõ rệt nên  nhanh chóng ngừng lại. Tuy nhiên công cuộc “đãi cát tìm vàng” để chọn được sản phẩm thật sự phù hợp vẫn tiếp tục... Cho đến tháng 6/2014, nếu không có một lần đọc báo 24h nhìn thấy bài viết về Dây thìa canh, chè đắng, giảo cổ lam,... thì có lẽ anh vẫn đang loay hoay trong một danh sách dài các sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường. Tìm hiểu kĩ về từng thành phần có trong công thức này chưa đủ, anh còn cẩn thận gọi điện cho dược sĩ để tìm hiểu sâu hơn, đến lúc đó anh mới yên tâm “dùng thử”.

Kinh nghiệm trị tiểu đường của BS Hoàng Cương - ĐH Y Thái Nguyên

             Nhà thuốc của anh Hoàng Cương tại TP Thái Nguyên

Bắt đầu với liều dùng tấn công 12 viên/ngày, 10 ngày đầu tiên do công việc phát sinh, có một vài ngày anh quên không sử dụng đủ theo lộ trình, khi kiểm tra lại đường huyết có giảm nhưng chưa đáng kể. Xác định nguyên nhân có thể do mình đã dùng gián đoạn, anh tiếp tục sử dụng với liều 12 viên/ngày trong những ngày tiếp theo, qua 10 ngày lại đo lại đường huyết... Lúc này, kết quả thật bất ngờ - anh thậm chí không tin vào mắt mình khi con số hiện lên là 5,6 mmol/l - điều mà từ khi bị bệnh anh chưa bao giờ thấy. Coi như có một chút niềm tin, với sự thận trọng của một bác sĩ anh tiếp tục sử dụng sản phẩm và đo đường huyết thường xuyên hơn - và chỉ số đường huyết luôn duy trì ở mức dưới 6' mới thuyết phục được anh đó là hiệu quả của sản phẩm chứ hoàn toàn không phải "tình cờ". Đến nay, sau 3 tháng, anh đang tiếp tục sử dụng sản phẩm với liều 8 viên/ngày, đường huyết ổn định ở mức 5,6 mmol/L và liều thuốc tây cũng đã được giảm xuống chỉ còn một nửa. Không chỉ có vậy, các biểu hiện rối loạn tiêu hóa và mệt mỏi cũng đã giảm hẳn. Anh lại quay về với niềm say mê “trồng người” như chưa từng có bệnh.

Câu chuyện rôm rả, đến khi nhận ra buổi trưa đã muộn, chúng tôi vui đùa xin hỏi anh một câu cuối cùng "Anh có điều gì chưa hài lòng về sản phẩm không?" - Anh cười rất sảng khoái "Tất nhiên là có chứ. Anh đặc biệt không hài lòng vì tại sao một sản phẩm hiệu quả ấn tượng như vậy mà ở thành phố Thái Nguyên của anh vẫn còn bao nhiêu người bệnh tiểu đường chưa biết đến và việc mua sản phẩm ở đây vẫn còn khó khăn như vậy?". Quả thực điều "chưa hài lòng" của anh cũng chính là trăn trở của rất nhiều những người làm nghề như chúng tôi. Chia tay anh, chúng tôi gửi lời chào với một lời hứa sẽ cố gắng hết sức để đưa được những giải pháp thực sự hiệu quả như công thức Dây thìa canh, chè đắng, giảo cổ lam,... đến được với người bệnh tiểu đường một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

Lê An

Ghi theo lời kể của anh Hoàng Cương – giảng viên khoa Dược, trường Đại học Y Thái Nguyên.

Lưu